Hướng dẫn cách nấu rượu gạo đúng chuẩn

4
(3)

Trên mỗi vùng miền của Việt Nam mỗi nơi đều có những nét văn hóa, đặc sản riêng biệt và tạo nên nét văn hóa đặc trưng đáng nhớ. Nói đến rượu gạo truyền thống Việt Nam thì mỗi vùng miền lại có quy trình nấu rượu gạo là khác nhau. Tùy vào phương pháp, kỹ thuật của người nấu rượu mà cho ra loại đồ uống có hương vị thơm ngon, đậm đà. Hôm nay tunaucom sẽ hướng dẫn cách nấu rượu gạo đúng chuẩn. Đảm bảo rượu thành phẩm ra lò thơm ngon, không bị chua khê.

Hướng dẫn cách nấu rượu gạo đúng chuẩn

Bước 1: Chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu nấu rượu cũng là một khâu cực kỳ quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu nấu ra sau này.

Chọn nguyên liệu nấu rượu gạo, bạn cần lưu ý khi chọn gạo và men.

Có 2 loại gao là gạo tẻ và gạo nếp, bạn nên chọn những hạt gạo đã sát bỏ vỏ trấu và còn vỏ cám. Vì gạo còn vỏ cám rất nhiều vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe và giúp rươu thơm ngon hơn.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng gạo tẻ hay gạo nếp. Vì nấu Rượu bằng gạo nếp thì rượu thành phẩm sẽ rất thơm ngon, đậm, ngọt miệng, cảm giác êm nồng. Còn với gạo tẻ thì không được thơm ngon bằng nhưng giá thành lại rẻ.

Lựa chọn bánh men tùy theo sở thích và kinh nghiệm của người nấu rượu. Có thể lựa chọn men lá, men thuốc bắc hoặc men vi sinh. Lưu ý cần chọn men chất lượng, không mốc, bẩn. Nên chọn mua men tại những cơ sở uy tín hoặc người quen để tránh men giả.

Bước 2: Nấu cơm rượu

Việc nấu cơm rượu cũng rất đơn giản. Chỉ cần biết nấu cơm ăn hàng ngày là có thể nấu được. Trước hết bạn phải ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn trong Gạo và làm hạt gạo tơi xốp và trương phồng sau đó đổ vào nồi to để nấu cơm rượu

Tùy vào nhu cầu sử dụng để gia đình sử dụng hay sản xuất để bán mà bạn có thể nấu lượng ít hay nhiều. Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là 1:1. Mục đích để làm chín hạt gạo, hồ hóa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu.

Bước 3: Trộn men

Bạn loại bỏ lớp trấu. Sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra. Chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên. Sau đó trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp nhé.

Bước 4: Ủ men

Ủ men rượu bao gồm 2 giai đoạn là ủ men khô và ủ men ướt.

Giai đoạn 1: Ủ khô

Đây là giai đoạn lên men cơm rượu trong môi trường kị khí. Cho cơm nếp đã rắc đều men vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm có dung tích lớn và có nắp đậy kín. Sau khoảng 4 -5 ngày, bình cơm rượu sẽ tự động dậy nước, thơm mùi rượu

Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 – 25 độ C. Trời lạnh có thể khắc phục cho ủ gần bếp. Trời nóng mà nơi sản xuất không có điều hòa thì rượu nhanh chua và năng suất thấp.

Giai đoạn 2: Ủ ướt

Khi giai đoạn ủ khô đã hoàn thiện. Bạn mang cơm rượu đã lên men thêm nước vào. Cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ thêm 15 lít nước, đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn, rượu hóa hết tinh bột và đường. 

Ủ ướt trong vòng từ 1-2 tuần. Thời gian tùy thuộc vào thời tiết. Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.

Bước 5: Chưng cất rượu 

Đổ tất cả nước và cái rượu vào nồi. Nếu muốn năng suất và chống khê bạn có thể đem vắt chỉ lấy nước bỗng. Khi chưng cất cần hết sức lưu ý nhiệt độ. Tránh tình trạng cháy hay trào bỗng ra ngoài. Nó sẽ khiến rượu bị khê, đục rất khó uống.

Chưng cất rượu lần 1

Với lần đầu chưng cất rượu ta sẽ thu được rượu gốc, loại rượu lúc này khá nặng có nồng độ cồn từ 55-65 độ. Với loại rượu này thường có lượng Andehyt cao, gây hại trực tiếp cho sức khỏe, người uống rất dễ bị ngộ độc rượu. Thế nên, với rượu được chưng cất lần 1 không nên dùng để uống mà chỉ nên dùng để ngâm.

Chưng cất rượu lần 2

Tiếp tục chưng cất lần thứ 2 ta sẽ chưng cất được rượu giữa. Thông thường loại rượu này có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ. Rượu này sẽ được dùng để uống nóng hoặc sẽ được cất, dự trữ hoặc đem bán ra thị trường.

Chưng cất rượu lần 3

Tiếp tục chưng cất, lần này ta sẽ thu được rượu ngọn loại rượu có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua và không còn hương vị của rượu nữa. Rượu này chỉ được dùng để pha chung với rượu gốc. Loại rượu thu được từ lần chưng cất đầu tiên và lại chưng cất 1 lần nữa để hạ độ của rượu gốc. Lúc này sẽ thu được rượu giống như loại rượu chưng cất ở lần 2 (rượu giữa). Sau đó đem cất, tích trữ hoặc đem bán.

Bí quyết để nấu được một mẻ rượu gạo ngon

Để có thể nấu được một mẻ rượu ngon đúng chuẩn, bạn cần lưu ý 1 số quy định sau:

  • Gạo nếp đem nấu rượu phải mẩy đều, chất lượng tốt. Gạo không bị sâu mối hay có dư lượng chất hóa học.
  • Nước đem nấu rượu cũng cần là nước sạch, nước giếng khoan.
  • Men nấu rượu là men thuốc Bắc. Trong đó có rất nhiều nguyên liệu như quế chi, hoa hồi, cam thảo, thảo quả, đinh hương, đậu khấu, địa liền,… Đặc điểm của loại men này là không có hóa chất như các loại men khác. Đặc điểm này cũng chính là điều đặc biệt của cách nấu rượu truyền thống. Vừa an toàn vừa tăng cường thể lực hiệu quả.
  • Nồi chưng rượu nên dùng nồi được làm bằng inox 304 thay vì nồi đồng hay nhôm.
  • Muốn rượu ngon thì để rượu trong chum sành rồi đem chôn dưới đất. 100 ngày sau đào lên dùng để cảm nhận hương vị đất trời hòa trong rượu.

Có thể bạn quan tâm: CÁC LOẠI BÁNH LÀM TỪ BỘT MÌ

Có thể bạn quan tâm: CÁCH NẤU CƠM CHÁY MỠ HÀNH

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 4 / 5. Vote count: 3

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ



Lên trên