Những lưu ý để sử dụng tủ nấu cơm an toàn và hiệu quả

Tủ nấu cơm là thiết bị quen thuộc của hầu hết các bếp ăn công nghiệp nhằm cung cấp hàng trăm suất cơm mỗi ngày. Tuy nhiên sử dụng tủ nấu cơm an toàn và hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết, sau đây là những lưu ý không thể bỏ qua khi muốn sử dụng tủ nấu cơm đạt hiệu quả cao và an toàn.

Quy trình nấu cơm

Đun sôi nước trước khi nấu

Cấp nước đủ cho tủ bằng van phao cấp nước tự động, khi mực nước ngang bằng với quả cầu phao( mực nước luôn ngập thanh điện trở). Thì bật CB điện để cho nước trong tủ sôi, thời gian làm sôi nước từ 10-15 phút tùy vào công suất của từng tủ.

Vo gạo kỹ

Để cơm luôn ngon và chín đều, bạn cần vo gạo sạch bằng cách vo gạo nhanh, tránh chà xát quá nhiều. Việc vo gạo giúp cho gạo loại bỏ các chất bẩn, chất bảo quản và tránh việc lẫn các tạp chất vào cơm khi nấu.
Sau khi vo gạo xong thì đổ vào từng khay chứa và đổ ngập nước cao so với gạo khoảng 10mm( hoặc thấp hơn tùy thuộc vào từng loại gạo), khay chứa gạo tối đa 3kg (đối với tủ cơm Trung Quốc) và tối đa 5 kg (với tủ nấu cơm Việt Nam).

Nấu cơm

Khi nước đã sôi sùng sục thì mở cánh của tủ đưa từng khay vào trong tủ, nên đưa khay ở vị trí từ thấp lên cao. Sau đó đóng chặt của tủ, chờ khoảng 45-60 phút là cơm chín. Đối với tủ nấu cơm Trung Quốc bạn phải tự tắt nguồn điện còn với tủ Việt nam sẽ tự động tắt (vì tủ có bộ cài đặt thời gian nấu và rơ le tự ngắt điện khi nấu xong).

Trong quá trình nấu không nên mở cánh tủ vì sẽ làm cơm lâu chín( hơi nước bay ra ngoài nhiều). Khi cơm chín, bạn đưa từng khay ra ngoài và xới cơm kỹ để hạt cơm tơi, xốp không bị vón cục khi nguội. Sau đó đó đưa trở lại tủ để cơm luôn nóng, khi nào dùng thì lấy ra ngoài.

Đảm bảo an toàn

Vị trí đặt tủ

Đặt tủ nới bằng phẳng, khô ráo, không gian thông thoáng để thoát hơi nước tốt ra bên ngoài và tránh xa các thiết bị điện khác.

Nên lắp thêm một van khóa cấp nước vào van phao tự động, phòng trường hợp van phao bị hư gây trần nước ra bên ngoài gây dò gỉ điện.

Nguồn điện

Lắp nguồn điện riêng từ đồng hồ tổng ra một CB điện từ 30A-40A vào tủ nấu cơm, để đảm bảo nguồn điện ổn định khi nấu cũng như không gây cháy nổ dây điện và dễ dàng bật tắt CB khi không dùng nữa.

Nên gắn thêm cây tiếp đất cho tủ nấu cơm, tránh hiện tượng dò gỉ điện và đảm bảo an toàn khi có sự cố về điện.
Khi đã nấu xong hoặc không sử dụng nữa nên tắt nguồn điện cấp cho tủ để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp cháy điện trở khi nước không ngập thanh điện trở hoặc nấu mà không có thực phẩm bên trong, gây hao phí điện năng.

Hơi nước nóng

Khi mở cánh tủ phải đứng sang một bên tránh đứng trực diện có thể gây bỏng do hơi nước phả vào người.

Vệ sinh tủ nấu cơm

Nên tập thành một thói quen vệ sinh tủ nấu cơm thường xuyên mỗi khi không dùng đến nữa.

Khi nấu xong nên tắt CB điện, mở cánh của tủ cho nước nhanh nguội, sau đó xả hết nước ra bên ngoài dùng khăn vải, mút xốp, lau chùi vệ sinh sạch sẽ toàn bộ tủ và khay chứa gạo được khô ráo.

Nếu có các cặn bẩn hoặc cơm bám vào thanh điện thì dùng vải mềm vệ sinh cho sạch, tránh để lâu ngày vết bẩn khó ra và làm khả năng đốt nóng của thanh điện trở giảm xuống.

Khi dùng tủ để hấp các loại thịt cá hặc hải sản phải phải dùng thêm nước rửa chén để vệ sinh các vết dầu mở được sạch sẽ, không để các mùi hôi gây ảnh hưởng đến chất lượng cơm khi nấu cơm.

Tuyệt đối không dùng các vặt sắc nhọn, các loại bọt mút có tính ma sát cao để vệ sinh, vì sẽ làm chày xước cũng như làm giảm tuổi thọ của tủ nấu cơm.

Với những chia sẻ trên mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc sử dụng tủ nấu cơm đạt hiệu quả cao nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *