Một số nguyên tắc khi sử dụng tủ nấu cơm

0
(0)

Dòng điện phải đủ mạnh và dây điện phải đủ tải

Tủ nấu cơm là một sản phẩm công nghiệp, công suất lớn hơn rất nhiều so với nồi nấu cơm thông thường. Chẳng hạn, nhà bạn đang sử dụng một bếp từ hay bếp hồng ngoại, có công suất lớn gấp 2-3 lần công suất các thiết bị khác, nếu điện nhà bạn yếu thì không thể dùng loại bếp này được. Cũng như tủ nấu cơm, với dòng điện không yếu ( thông thường dưới 170V là tương đối yếu) thì sẽ không sử dụng được tủ nấu cơm. Tối thiểu điện áp phải đạt 200V mới có thể nấu được tủ nấu cơm. Cho nên, nếu khu vực nấu của bạn quá xa trạm biến áp thì phải có một trạm hạ áp để có dòng điện mạnh hơn.

Với công suất lớn thì phải cung cấp một nguồn điện lớn và ổn định, cho nên bạn phải cần một dây điện đủ lớn để có thể tải điện và chạy ổn định. Nếu dây điện quá nhỏ, rất dễ xảy ra trường hợp cháy dây thì điện tải quá yếu, làm nóng dây dẫn đến cháy, rất nguy hiểm khi sử dụng. Chính vì vậy, dây điện ít nhất phải là 3.5mm, tốt nhất là 1 lõi hoặc 7 lõi.

Một điểm chú ý nữa là đồng hổ tổng phải đạt mức Ampe(A) tối thiểu là 40A mới có thể dùng tủ nấu cơm. Với tủ nấu cơm 4 khay, 6 khay tương ứng 32A; tủ nấu cơm 8 khay, 10 khay, 12 khay là 40A; tủ nấu cơm lớn hơn thì phải từ 50A trở lên. Nên đồng hồ tổng phải có mức Ampe lớn hơn Ampe mà tủ tiêu thụ. Khi bạn mua công tắc điện (CB) thì bạn sẽ chọn CB có số Ampe cao hơn mức tiêu thụ điện của tủ nấu cơm. Ví dụ: tủ nấu cơm 6 khay mức tiêu thụ tương ứng 32A thì mua CB 40A.

nguyen-tac-khi-su-dung-tu-nau-com

Tiếp nối đất cho tủ nấu cơm

Tiếp nối đất cho các thiết bị điện tưởng như đơn giản nhưng rất hữu ích cho bạn. Tất cả các thiệt bị điện trong gia đình như TV, máy vi tính, nồi cơm điện,… cho đến các loại máy công nghiệp như nồi nấu phở, máy xay giò chả, máy vặt lông gà… luôn phát ra một từ trường và có thể bị nhiễm ra bên ngoài mà bạn không thể biết. Bạn chỉ cần thử bằng cách lấy bút thử điện chạm vào các thành ngoài (bằng kim loại) của các thiết bị đều thấy có điện nhưng với lượng không nhiều ( nguồn điện an toàn). Nhưng đối với thiết bị công nghiệp, đặc biệt là tủ nấu cơm nguồn điện đó có thể tăng nên trong quá trình sử dụng ( có thể bị hở dây điện, cháy điện trở,…) dẫn đến nguồn điện bị nhiễm ra ngoài lớn. Chính vì vậy, tiếp nối đất sẽ giúp bạn bảo vệ cho chính bản thân và đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh. Bạn chỉ cần buộc một đầu đoạn dây điện vào chân tủ nấu cơm, đầu kia buộc vào một thanh thép nhỏ dài khoảng 40-50cm. Sau đó, đóng thanh sắt xuống thẳng dưới đất nền, điện sẽ theo đường dây truyền xuống mặt đất, đảm bảo an toàn sử dụng. Nếu khu vực bếp của bạn đặt ở toàn nhà cao tầng thì hãy nối vào đường dây mát ( đường dây không có điện), hay có thể nối vào các thanh thép gắn vào tường ( vì các tòa nhà cao tầng, hay các nhà được thiết kế an toàn) thì hệ thống cột nhà đã được tiếp nối với nhau và được chôn rất sâu dưới lòng đất, đảm bảo an toàn rất cao.

Hãy tiếp nối đất khi bạn sử dụng tủ nấu cơm!

Bố trí gần nguồn điện, nguồn nước cho tủ nấu cơm

Việc bố trí gần nguồn điện, nguồn nước sẽ làm bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều. Ngoài ra, trong thời gian sử dụng không bị gián đoạn cũng như việc sử dụng, vệ sinh dễ dàng hơn.

Tủ nấu cơm đặt ở nơi cao ráo

Bạn nên thiết kế chân tủ cao hơn nền nhà khoảng 30cm trở nên hoặc đặt tủ nấu cơm nên các vật dụng chống độ ẩm. Với việc bố trí như vậy bạn có thể khách phục được bị nhiễm điện, giữ độ bền của tủ nấu cơm cao hơn.

Nên mua tủ nấu cơm điện gas

Tủ nấu cơm có thể nấu bằng điện hoặc gas đều được. Nếu bạn dùng gas, bạn nên mua thêm một van gas cao áp giúp gas thoát ra mạnh hơn, ngọn lửa lớn hơn để quá trình sử dụng không ảnh hưởng. Nếu bạn dùng điện thì như ở trên đã trình bày. Nhưng lời khuyên cho bạn là hãy dùng tủ nấu cơm điện gas. Trong trương hợp nấu điện bị mất điện đột ngột thì bạn có thể sử dụng gas để thanh thế, không làm ảnh hưởng nhiều tới quá trình nấu.

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ



Lên trên